Quy định nhập quốc tịch Việt Nam mới nhất 2023

Quy định nhập quốc tịch Việt Nam được xác định bởi Luật Quốc tịch 2008 và các văn bản pháp luật liên quan. Điều kiện cơ bản bao gồm tuổi từ 18 trở lên, đạo đức tốt, thái độ trung thực, và không có tiền án tiền sự. Thủ tục bao gồm việc điền đơn đăng ký và cung cấp các tài liệu như chứng minh danh tính, chứng minh nghề nghiệp, và chứng minh tình trạng hôn nhân (nếu có). Hãy cũng Visaworlds tìm hiểu về Quy định nhập quốc tịch Việt Nam nhé!

Quy định nhập quốc tịch Việt Nam mới nhất 2023
Quy định nhập quốc tịch Việt Nam mới nhất 2023

I. Quy định nhập quốc tịch là gì?

Quy định nhập quốc tịch là tập hợp các quy tắc, điều lệ, và thủ tục mà người muốn trở thành công dân của một quốc gia cụ thể phải tuân thủ. Các quy định này thường được quy định bởi pháp luật và cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của quốc gia đó.

II. Quy định nhập quốc tịch Việt Nam

Ngày 03/02/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam. Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam về việc nhập, trở lại, thôi, tước quốc tịch Việt Nam; hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; thông báo kết quả giải quyết các việc về quốc tịch; đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam; cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam; cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam và trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý nhà nước về quốc tịch.

Theo đó, Điều 4 của Nghị định quy định hủy giá trị giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam đã cấp cho người thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cụ thể:

1- Kể từ ngày Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của một người có hiệu lực pháp luật, giấy tờ quy định tại Điều 11 của Luật Quốc tịch Việt Nam đã cấp cho người đó không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam.

2- Việc xóa đăng ký thường trú, thu hồi và hủy giá trị sử dụng Hộ chiếu Việt Nam, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 24, khoản 2 Điều 26 của Nghị định và pháp luật có liên quan.

Trong trường hợp giấy tờ hộ tịch của người đã thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có ghi quốc tịch Việt Nam thì việc thông báo và ghi chú vào sổ hộ tịch việc thay đổi quốc tịch được thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Nghị định.

Quy định về việc sử dụng quốc tịch của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài trong quan hệ với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (Điều 5 của Nghị định): Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận quốc tịch Việt Nam đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài trong quan hệ với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Đồng thời, Nghị định quy định một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam (Điều 7 của Nghị định):

1- Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam là khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt phù hợp với môi trường sống và làm việc của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

2- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam và đã được Cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú.
Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp Thẻ thường trú.

3- Khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

Tại Điều 8 Nghị định cũng quy định Người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam gồm: Người có công lao đặc biệt đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó trên cơ sở hồ sơ, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan và quy định của pháp luật chuyên ngành; Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là người có tài năng thực sự vượt trội trong lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục, đã dành được giải thưởng quốc tế, huân chương, huy chương hoặc được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ xác nhận về tài năng và có cơ sở cho thấy việc người được nhập quốc tịch Việt Nam sẽ đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển lĩnh vực nói trên của Việt Nam sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam.

Ngoài ra, Nghị định còn quy định trường hợp đặc biệt xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam (Điều 9 Nghị định): Người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì được coi là trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam và được trình Chủ tịch nước xem xét việc cho nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:

Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam; Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó; Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng; Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định cụ thể như sau:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Tổ chức tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam; cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của pháp luật; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quốc tịch; Lưu giữ sổ quốc tịch, hồ sơ về quốc tịch; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quốc tịch theo thẩm quyền; Tổng hợp tình hình và thống kê số liệu các việc về quốc tịch, báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định; Tổ chức Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam bảo đảm trang trọng, ý nghĩa; Thu hồi những giấy tờ liên quan đến quốc tịch Việt Nam do Sở Tư pháp cấp trái quy định của pháp luật. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều 37.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 20/3/2020 và thay thế Nghị định số 78/2009/NĐ-CP và Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP. Bên cạnh đó, Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam và Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA cũng hết hiệu lực kể từ ngày 20/3/2020.

III. Nhập quốc tịch Việt Nam

– Một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam:

+ Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng VN là khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt phù hợp với môi trường sống và làm việc của người xin nhập quốc tịch VN.

+ Người xin nhập quốc tịch VN phải là người đang thường trú tại VN và đã được Cơ quan công an có thẩm quyền của VN cấp Thẻ thường trú.

Thời gian thường trú tại VN của người xin nhập quốc tịch VN được tính từ ngày người đó được cấp Thẻ thường trú.

+ Khả năng bảo đảm cuộc sống tại VN của người xin nhập quốc tịch VN được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại VN.

– Người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch VN:

+ Người có công lao đặc biệt đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước VN dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN, Nhà nước CHXHCNVN hoặc được cơ quan có thẩm quyền của VN xác nhận về công lao đặc biệt đó trên cơ sở hồ sơ, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan.

+ Người mà việc nhập quốc tịch VN của họ có lợi cho Nhà nước CH XHCNVN phải là người có tài năng thực sự vượt trội trong lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục, đã dành được giải thưởng quốc tế, huân chương, huy chương hoặc được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ xác nhận về tài năng và có cơ sở cho thấy việc người được nhập quốc tịch VN sẽ đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển lĩnh vực nói trên của VN sau khi được nhập quốc tịch VN.

– Trường hợp đặc biệt xin nhập quốc tịch VN đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài:

Người xin nhập quốc tịch VN nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau thì được coi là trường hợp đặc biệt và được trình Chủ tịch nước xem xét việc cho nhập quốc tịch VN mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:

+ Có đủ điều kiện nhập quốc tịch VN theo quy định.

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước CHXHCNVN.

+ Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch VN là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.

+ Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng.

+ Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước CHXHCNVN.

IV. Mọi người cũng hỏi

1. Quy định cơ bản nào về việc nhập quốc tịch Việt Nam?

Quy định về nhập quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo Luật Quốc tịch năm 2008, trong đó đề cập đến các điều kiện và thủ tục mà người nước ngoài cần tuân theo để được cấp quốc tịch Việt Nam.

2.  Ai có thể đủ điều kiện để nhập quốc tịch theo Luật Quốc tịch Việt Nam?

Theo Luật Quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài có thể được cấp quốc tịch nếu đáp ứng các điều kiện như đã sinh sống liên tục tại Việt Nam trong một khoảng thời gian xác định, có nguồn thu nhập ổn định, làm theo đúng quy định pháp luật và có ý thức công dân.

3.  Thủ tục nào là quan trọng khi muốn nhập quốc tịch Việt Nam?

Thủ tục quan trọng bao gồm việc nộp đơn xin nhập tịch tại cơ quan quản lý quốc tịch, cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh thu nhập, và các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Đồng thời, người đăng ký cần tham gia các buổi kiểm tra và phỏng vấn để đảm bảo đáp ứng đúng các tiêu chí và điều kiện đặt ra.

 

Bài viết liên quan
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

0931473068

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tư vấn
challenges-icon chat-active-icon