Quy định về việc tước quốc tịch tại Việt Nam được xác định bởi Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, với sự bổ sung và sửa đổi năm 2014. Theo Luật này, nguyên tắc chung là quốc tịch không thể bị tước đoạt một cách tự nguyện. Tuy nhiên, quy định cụ thể về tước quốc tịch được thiết lập dựa trên hành vi vi phạm pháp luật. Hãy cũng Visaworlds tìm hiểu về Theo pháp luật Việt Nam tước quốc tịch khi nào? nhé!
I. Tước quốc tịch là gì?
Tước quốc tịch là biện pháp xử lý của một nhà nước buộc công dân có hành vi vi phạm nghiêm trọng về quyền và lợi ích của công dân không được amng quốc tịch nước đó. Nhà nước chấm dứt sự bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tước quốc tịch, người bị tước quốc tịch không đươc hưởng quyền cũng như các nghĩa vụ đối với nhà nước đó. Công dân Việt Nam cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu có hành động gây phương hại đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, đến lợi ích và lợi ích của nước Cộng hào xã hội Chủ nghiã Việt Nam. Việc tước quốc tịch sẽ do Chủ tịch nước Công hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy đinh tại điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, dù cư trú ở trong hay ngoài lãnh thổ Viêt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam nếu có hành vi thuộc căn cứ tước quốc tịch được nêu trên
II. Theo pháp luật Việt Nam tước quốc tịch khi nào?
Theo quy định tại Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 về căn cứ tước quốc tịch Việt Nam như sau:
Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam
1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, công dân Việt Nam bị tước quốc tịch Việt Nam nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
III. Ai có quyền tước quốc tịch của công dân Việt Nam?
Theo Điều 32 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về trình tự, thủ tục tước quốc tịch Việt Nam như sau:
Trình tự, thủ tục tước quốc tịch Việt Nam
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.
Tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.
Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam.
2. Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc của Tòa án, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành khác có liên quan thẩm tra hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Theo đó, người có quyền tước quốc tịch Việt Nam của công dân Việt Nam là Chủ tịch nước.
IV. Người đã bị tước quốc tịch có thể xin trở lại quốc tịch Việt Nam không?
Căn cứ Điều 26 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về căn cứ mất quốc tịch Việt Nam như sau:
Căn cứ mất quốc tịch Việt Nam
1. Được thôi quốc tịch Việt Nam.
2. Bị tước quốc tịch Việt Nam.
4. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 của Luật này.
5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam như sau:
Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam
1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Xin hồi hương về Việt Nam;
b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
c) Điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam đối với người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và người trở lại quốc tịch Việt Nam mà có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng tương ứng theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
d) Người thực hiện đầu tư tại Việt Nam phải có dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy tờ chứng nhận việc đầu tư đó.
e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
2. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
3. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, người bị tước quốc tịch Việt Nam có thể xin trở lại quốc tịch Việt Nam sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch và đáp ứng những điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 23 nêu trên.
Lưu ý: người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
V. Mọi người cũng hỏi
1. Câu hỏi 1: Tại sao một người có thể bị tước quốc tịch theo pháp luật Việt Nam?
Trả lời 1: Người có thể bị tước quốc tịch theo pháp luật Việt Nam nếu họ vi phạm các quy định về an ninh quốc gia, tội phạm chống phá Nhà nước, hoặc có hành vi đặc biệt nghiêm trọng đe dọa đến lợi ích quốc gia và xã hội.
2. Câu hỏi 2: Quy trình tước quốc tịch ở Việt Nam như thế nào?
Trả lời 2: Quy trình tước quốc tịch ở Việt Nam được thực hiện theo các quy định của Luật Quốc tịch. Quy trình bao gồm việc thông báo, thu thập chứng cứ, xem xét và quyết định của cơ quan có thẩm quyền như Bộ Công an, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh. Quyết định tước quốc tịch cần phải được cơ quan có thẩm quyền thông báo và công bố công khai.
3. Câu hỏi 3: Người bị tước quốc tịch có quyền gì để bảo vệ quyền lợi cá nhân của mình?
Trả lời 3: Người bị tước quốc tịch có quyền kháng cáo quyết định tước quốc tịch theo quy định của pháp luật. Họ có thể đề nghị kháng cáo tới cơ quan có thẩm quyền cao cấp hoặc tới toà án nhân dân cấp cao. Quy trình kháng cáo cung cấp cơ hội cho người bị tước quốc tịch để bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân của mình và đảm bảo rằng quyết định được đưa ra một cách công bằng và minh bạch.